Đất Dịch Vụ Là Gì? Những Thông Tin Cần Nắm Rõ Về Đất Dịch Vụ

Trong những năm trở lại đây trong thị trường mua bán đất nói riêng và bất động sản nói chung đã nổi lên một khái niệm mới đó là đất dich vụ. Vậy bạn đã biết đất dịch vụ là gì chưa? Đầu tư vào đất dịch vụ liệu có rủi ro hay lợi nhuận cao? Hôm nay hay cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đất dịch vụ là gì?

Đúng như tên gọi đất dịch vụ hay đất thương mại là khu đất có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán hay phục vụ cho thương mại như ở các chợ, bến xe,… và phần đất được cấp từ việc đền bù thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án dịch vụ hay thương mại.

Đất dịch vụ là đất nằm ở vị trí thuận tiện cho việc kinh doanh!

Để sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích khác nhau không chỉ riêng sản xuất nông nghiệp nên Nhà Nước có những chính sách thu hồi đất nông nghiệp và lúc này người dân sẽ mất đi những phần đất này ảnh hưởng đến thu nhập của họ vì vậy pháp luật cũng có cơ chế bồi thường cho những trường hợp này.

Cụ thể là những hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì Nhà Nước sẽ có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới. Và cách hỗ trợ phổ biến là giao đất tại vị trí có thể làm mặt bằng để tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ không phải làm nông nghiệp. Đất này được gọi là đất dịch vụ.

2. Đặc điểm của loại đất dịch vụ

Đất dịch vụ thường có các đặc điểm như sau:

  • Thông thường đất dịch vụ thường là loại đất có vị trí bên cạnh hoặc trong các khu đô thị có giao thông và cơ sở hạ tầng rõ ràng tiện lợi.
  • Những khu đất dịch vụ luôn được chọn là khu đất đẹp, có điều kiện phát triển cơ sở dịch vụ và rẻ hơn đất ở các dự án.
Đất dịch vụ thường có giá rẻ hơn các loại đất khác!
  • Luôn được xây dựng trên việc xây dựng cơ sở hạ tầng có sẵn hoặc tiến hành đồng thời với phát triển đô thị.
  • Được bồi thường thỏa đáng khi Nhà Nước thực hiện thu hồi đất.
  • Những cá nhân hộ gia đình nếu được tiếp nhận đất dịch vụ không cần trả bất kỳ khoản phí nào khi muốn chuyển sang đất ở. Bạn có thể xây nhà thoải mái nhưng thủ tục chuyển đổi khá mất thời gian.
  • Bạn cần xin giấy phép xây dựng khi muốn xây dựng trên đất dịch vụ.
  • Thời hạn sử dụng đất dịch vụ mặc định là rất lâu dài.

3. Phân biệt đất dịch vụ với các loại đất khác gây hiểu lầm

Với một số người mới bắt đầu tìm hiểu về đất đai thì có thể một số loại đất sau dễ hiểu lầm là thuộc loại đất dịch vụ. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhé!

3.1. Đất dịch vụ công cộng

Đất dịch vụ công cộng thường phục vụ cho giao thông!

Đất dịch vụ công cộng là một loại đất đặc biệt, là đất phi nông nghiệp nhưng miễn thuế đối với với đất phi nông nghiệp có thể là: đất chuyên phục vụ giao thông đường bộ, đường thủy hay các công trình phục mục đích giao thông kèm theo đất, đất đang có công trình văn hoa, y tế, giáo dục,.. đất lưu giữ di tích được công nhận và bảo vệ bởi Nhà Nước, đất xây dựng các công trình công cộng khác được quy định cụ thể trong Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP.

3.2. Đất dịch vụ du lịch

Đất dịch vụ du lịch ở biển Quy Nhơn!

Đất dịch vụ du lịch là loại đất đã được quy hoạch riêng dành cho mục đích du lịch, nghĩ dưỡng kèm theo đất sẽ là cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện hạ tầng tương ứng. Đất này không dùng để định cư cho các hộ gia đình.

Hiện nay các quy định liên quan đến đất này đang được Quốc Hội xem xét và hoàn thiện vào Luật Đất đai.

3.3. Đất thương mại, dịch vụ

Đất thương mai dịch vụ là đất phi nông nghiệp miễn thuế!

Đất thương mại, dịch vụ hiện được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp, đất này có thể dùng để ở nhưng phải chuyển đổi mục đích sử dụng kèm một số thủ tục hành chính đi kèm.

4. Quy định của luật pháp liên quan đến đất dịch vụ

Các bạn có thể tham khảo một số quy định chi tiết hơn về đất dịch vụ thông qua Luật đất đai sửa đổi năm 2013.

4.1. Vấn đề cấp sổ đỏ

Chắc hẳn có nhiều nhà đầu tư sẽ thắc mắc đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ hay không? Theo quy định ban hành thì đất dịch vụ là đất phục vụ kinh doanh được Nhà Nước đền bù cho người dân và được giao lâu dài nên chưa có sổ đỏ bởi vậy người sử dụng đất không thể chuyển nhượng do không đủ giấy tờ hợp lệ.

4.2. Về vấn đề xây dựng nhà ở

Việc xây dựng nhà ở thì trong quy định nêu rõ việc người dân xây nhà trên đất dịch vụ được coi là kết hợp kinh doanh và miễn theo lộ trình quy định tại địa phương thì có thể xây dựng nhà ở. Tuy nhiên bạn phải xin cấp giấy phép xây dựng ở phần đất này!

4.3. Vấn đề chuyển nhượng, mua bán

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 thì đất dịch vụ hoàn toàn có thể được mua bán, chuyển nhượng, tặng, thừa kế khi:

  • Chủ sở hữu có giấy chứng nhận được Nhà nước cấp.
  • Mảnh đất này không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án của tòa án.
  • Đất đang trong thời gian hạn sử dụng mà Nhà nước cấp.

Tuy nhiên đất dịch vụ cũng có loại chưa quyết định giao đất đang chờ cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện về mặt pháp lý vì vậy bạn sẽ không có quyền thực hiện thủ tục mua bán hay chuyển nhượng.

5. Có nên đầu tư vào đất dịch vụ?

Trên thực tế đất dịch vụ là một loại hình bất động sản mới nỏi vì thế nó rất hấp dẫn nhà đầu tư và một số ưu điểm hấp dẫn như:

  • Giá thành rẻ hơn so với một số mảnh đất khác cùng vị trí.
  • Vị trí đất dịch vụ thuận tiện cho việc kinh doanh, làm dịch vụ.
  • Diện tích mảnh vừa đủ đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
  • Đất dịch vụ là đất được sử dụng lâu dài nên bạn thấy thích thú!

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng đây là loại đất sử dụng cho mục đích bối thường nên nó chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn phía sau như:

  • Khi bạn mua bán dễ xảy ra tranh chấp vì Nhà nước chưa có khung pháp lý rõ ràng về việc mua bán.
  • Hiện nay nhiều trường hợp đất dịch vụ chưa có sổ đỏ vì thiếu giấy tờ nên mua bán thường là giấy viết tay mà loại giấy tờ này không theo quy định pháp luật không có chứng thực pháp lý.
  • Mất thời gian chờ đợi chuyển đổi sang mục đích khác vì thế trong thời gian này dễ xảy ra những vấn đề pháp lý khác.

6. Một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro khi mua đất dịch vụ

Sau khi xem xét tìm hiểu kỹ về đất dịch vụ mà bạn vẫn có hứng thú để mua hay đầu tư thì nên tham khảo một số kinh nghiệm sau:

6.1. Nghiêm túc cân nhắc các rủi ro

Thực ra trong lĩnh bất động sản là một lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro chứ không riêng gì đối với đất dịch vụ. Vì thế khi đầu tư vào bạn nên xem xét kĩ hơn các rủi ro này:

  • Nếu bạn thực hiện việc sang nhượng hay mua bán không đúng chuẩn khung pháp lý thì sẽ xảy ra vấn đề tranh chấp đất và nhà đầu tư lúc này sẽ khó đảm bảo quyền lợi cua mình.
  • Bạn phải minh bạch trong quá trình tạo văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất tránh kiện tụng về sau.
  • Phải đợi chủ thầu hoặc địa phương hoàn thiện xong hạ tầng rồi mới giao đất dù trước đó đã thực hiện xong quy trình mua bán.

6.2. Nếu đang trong quá trình chờ sổ đỏ thì xem xét đến việc đặt cọc

Nếu chủ sở hữu đất dịch vụ đã có Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì mới chuyển tiền nhé!

Như đã nói ở trên đất dịch vụ là loại đất chưa được cấp sổ đỏ nếu chủ sở hữu mảnh đất bạn định giao dịch đang trong quá trình chờ cấp sổ đỏ thì bạn nên chưa nên mua đứt khi nào xác minh được chứng từ rõ ràng thì mới giao đủ số tiền. Nếu không bạn có thể thực hiện việc đặt cọc là một biện pháp an toàn trong lúc này. Và bạn chỉ giao dịch với người là chủ sở hữu mảnh đất này không giao dịch với người được ủy quyền.

6.3. Thủ tục mua bán đất dịch vụ

Với thủ tục mua bán đất dịch vụ bạn có đọc ở Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đặc biệt là Thông tư 24/2014/TT-BTNMT để hiểu rõ hơn về hoàn thiện về vấn đề pháp lý một cách rõ ràng minh bạch.

Như vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về “Đất Dịch Vụ Là Gì? Những Thông Tin Cần Nắm Rõ Về Đất Dịch Vụ” bạn đã hiểu rõ hơn và cân nhắc kĩ về rủi ro cũng như thuận lợi để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất nhé! Chúc các bạn thành công!