Nguyệt thực xảy ra khi nào? Nên làm thế nào để xem được nguyệt thực?

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp được nhiều người quan tâm với mong muốn được ngắm nhìn nó một lần. Vậy nguyệt thực xảy ra khi nào? Nên làm thế nào để xem được nguyệt thực?

Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

I. Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Như chúng ta đã biết, ánh sáng trên Mặt Trăng như chúng ta vẫn thấy không phải tự nó phát ra mà nó chỉ phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào. Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn học chỉ có khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Từ Mặt Trời chiếu vào

Nguyệt thực chỉ xảy ra khi trăng tròn và khi đó Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Những nhà nghiên cứu thiên văn học chỉ ra rằng hiện tượng này có được là do Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi đang quay theo quỹ đạo của mình thì tại một thời điểm 3 hành tinh này thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau.

Thời gian xảy ra hiện tượng nguyệt thực sẽ là trong khoảng 10 – 15 phút rồi trở lại bình thường.

Quỹ đạo xảy ra hiện tượng nguyệt thực
Quỹ đạo xảy ra hiện tượng nguyệt thực

II. Các loại nguyệt thực

Nguyệt thực có 3 kiểu chính đó là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

1. Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất, khi đó trên bầu trời ánh trăng sẽ dần bị mờ đi và chỉ còn lại màu cam sẫm hoặc màu đỏ hồng.

2. Nguyệt thực một phần

Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường gần thẳng. Khi xảy ra hiện tượng này thì ánh sáng của Mặt Trăng sẽ bị che mờ đi một phần nhìn giống như trăng khuyết. Bạn có thể nhìn thấy được bóng của Trái Đất có màu đỏ sẫm hoặc màu đen đang che khuất một phần của Mặt Trăng.

Trong quá trình xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần thì trước hoặc sau quá trình đó có thể xuất hiện nguyệt thực một phần.

Ảnh chụp hiện tượng nguyệt thực một phần
Ảnh chụp hiện tượng nguyệt thực một phần

3. Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Khi xảy ra hiện tượng này thì ánh sáng của mặt trăng sẽ dần bị mờ và tối đi.

III. Chu kỳ của nguyệt thực và thời gian của nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng nguyệt thực theo chu kì thì một năm sẽ xảy ra ít nhất hai lần. Các chuyên gia sẽ dựa vào quỹ đạo của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng ngày và thời gian của các thiên thực để có thể dự đoán được sự xuất hiện của hiện tượng này.

Thời gian của một nguyệt thực toàn phần sẽ như sau:

  • P1: Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất. Ánh trăng sẽ mờ và tối đi.
  • U1: Nguyệt thực một phần. Lúc này Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi một phần.
  • U2: Mặt Trăng đang dần dần đi vào phần bóng tối của Trái Đất. Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ đồng.
  • Cực đại: Ánh trăng bị mờ và tối đi. Toàn bộ Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ đồng.
  • U3: Mặt Trăng dần ra khỏi phần bóng của Trái Đất.
  • U4: Nguyệt thực một phần.
  • P2: Mặt Trăng ra khỏi phần bóng nửa tối của Trái Đất.

(Nguồn: Wikipedia)

IV. Cách để xem nguyệt thực

Nếu bạn đã từng xem nhật thực thì chắc hẳn bạn biết rằng muốn theo dõi hiện tượng đó thì bạn cần phải xem đúng cách, có dụng cụ bảo vệ để tránh việc mắt bị ảnh hưởng xấu khi nhìn.

Khác với nhật thực, nguyệt thực bạn có thể ngắm nhìn trực tiếp mà không sợ bị ảnh hưởng đến mắt vì hình ảnh nguyệt thực chủ yếu là ánh sáng mờ không gây nguy hại.

Để xem được nguyệt thực thì bạn nên quan sát ở những chỗ thoáng đãng như sân thượng, trên vùng đất trống hoặc cũng có thể tại các địa điểm có kính viễn vọng để quan sát rõ và chân thực nhất.

Để xem được nguyệt thực thì bạn nên quan sát ở những chỗ thoáng đãng
Để xem được nguyệt thực thì bạn nên quan sát ở những địa điểm thoáng đãng

Hi vọng, qua bài viết trên bạn đã hiểu được hiện tượng nguyệt thực là gì và để theo dõi được hiện tượng này, bạn có thể chú ý thông tin đăng tải trên các nguồn tin chính thống nhé!